Sở hữu một chiếc máy giặt hay thiết bị giặt – sấy tốn khá nhiều chi phí. Vì thế, cần xem xét kĩ lưỡng khi sắm thiết bị này. Dưới đây là 6 yếu tố quan trọng cần lưu ý khi mua thiết bị giặt sấy.
Mục Lục
1. Thương hiệu thiết bị giặt sấy
Mỗi thương hiệu máy giặt máy sấy đều có những điểm mạnh riêng cũng như các mức giá khác nhau tùy theo nhu cầu mỗi gia đình.
Có thể bạn quan tâm: Những mẫu máy giặt máy sấy bosch hiện đại nhất 2020
Bạn nên lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng để đạt chất lượng tốt, độ bền và hiệu quả cao khi sử dụng. Vì vậy, để có được một thiết bị giặt sấy tốt, sử dụng được lâu dài và an toàn bạn nên chọn mua của các thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao, chẳng hạn như Electrolux, Bosch, Hafele, LG, Panasonic, Toshiba …
2. Dung tích máy giặt máy sấy
Thị trường hiện nay có rất nhiều dòng máy giặt, máy sấy tương ứng với những kích cỡ khác nhau. Số kg trên máy giặt là trọng lượng quần áo khi còn khô, chưa tính cho thêm lượng nước. Tương tự, số kg trên máy sấy cũng là kg quần áo tối đa trong mỗi lần sấy. Bạn có thể sấy ít hơn 1 đến 2 đơn vị thì hiệu quả sấy khô cũng tăng và khô đều hơn, tiêu tốn ít thời gian hơn. Nếu bạn sấy quá khối lượng chỉ số này sẽ gây những trục trặc về kỹ thuật máy.
Dung tích máy giăt sấy phù hợp
Khi chọn mua cho gia đình một thiết bị mới, bạn nên đặt ra câu hỏi, gia đình có bao nhiêu người, một ngày phải giặt sấy bao nhiêu đồ, gia đình bạn có trẻ em không, vì nếu có trẻ em sẽ phải giặt đồ nhiều hơn.
Theo nguyên tắc thông thường, thiết bị giặt sấy có tải trọng 8kg trở lên đối với gia đình hơn 4 thành viên. Trong khi đó, máy giặt máy sấy với dung tích 7kg sẽ đáp ứng được nhu cầu của gia đình có 2-3 người.
Đồ giặt quá ít thì sẽ hao phí điện năng, đồ quá nhiều sẽ giặt không sạch mà còn làm cho máy làm việc quá tải, mau hư hỏng
Chẳng hạn như bạn mua máy có khối lượng giặt 7 kg thì chỉ nên cho quần áo khoảng 5 – 6 kg là đủ. Tuyệt đối không giặt nhiều hơn mức 7kg, như vậy sẽ khiến máy làm việc quá tải, dễ hư hỏng, giặt không sạch. Vậy nên, bạn nên cho lượng đồ vào máy ở mức vừa đủ, để máy có thể làm việc tối ưu nhất.
3. Không gian đặt các thiết bị giặt sấy
Không gian lắp đặt thoải mái
Để quá trình lắp đặt thuận tiên hơn nên đo không gian sàn trước khi lắp đặt máy để đảm bảo thiết bị sẽ vừa vặn với khoảng trống. Đừng quên chừa một khoảng cách nhỏ giữa tường và mặt sau của thiết bị để thuận lợi cho việc thông gió. Nếu bạn sở hữu cả hai và máy sấy được đặt phía trên máy giặt, nên lưu ý đến tổng chiều cao của 2 thiết bị.
4. Máy giặt có cửa trên hay cửa trước
Máy giặt có cửa trên với máy giặt cửa trước
Máy giặt cửa trước phù hợp với công việc giặt giũ sử dụng ít nước, năng lượng và chất tẩy rửa. Bên cạnh đó, máy sấy có thể được đặt xếp chồng lên máy giặt cửa trước, tiết kiệm khoảng không gian sàn.
Máy giặt có thiết kế lồng ngang, cửa trước đa phần vừa tích hợp những công nghệ hiện đại, vừa giúp người dùng dễ dàng thực hiện thao tác khi giặt giũ.
Ngược lại, với máy giặt cửa trên, thiết kế cửa lấy quần áo nằm ở phía trên, máy sấy phải được đặt ngay cạnh máy giặt. Loại máy giặt này có ưu điểm nổi bật khi mang lại kết quả giặt tuyệt vời, sự thuận tiện khi lấy quần áo đã giặt sạch cùng với giá cả phải chăng hơn. Máy hoạt động theo nguyên tắt có 1 đĩa xoay ở phía dưới dáy lồng giặt tạo ra dòng nước đảo quần áo, giúp giặt sạch quần áo.
Có thể bạn quan tâm: Những mẫu máy giặt được ưa chuộng nhất hiện nay
5. Máy giặt sấy kết hợp hay riêng lẻ
Tiết kiệm tối ưu không gian là điểm nổi bật của máy giặt sấy kết hợp, nhưng thiết bị này chỉ có thể làm khô tối đa một nửa lượng tải. Cụ thể hơn, máy giặt sấy kết hợp chỉ sấy tối đa 4kg, trong cùng khoảng thời gian đó, máy sấy có thể sấy được 8kg quần áo. Để tiết kiệm thời gian, nên sử dụng 2 máy riêng biệt để có thể giặt tải phần quần áo thứ hai trong khi phần quần áo thứ nhất đang được tiến hành sấy.
Máy giặt sấy kết hợp tiện nghi hiện đại
Vậy nên, nếu nhà bạn có không gian lớn với diện tích rộng rãi thì nên mua riêng máy giặt và máy sấy sẽ thuận tiện hơn trong quá trình giặt sấy.
Xem thêm: Những mẫu máy giặt sấy kết hợp hiện đại
6. Máy sấy thông gió hay máy sấy tụ hơi
Máy sấy tụ hơi là chiếc máy sấy hoạt động với nguyên lý là hơi nóng ẩm từ quần áo bay ra trong quá trình sấy bị đẩy vào một buồng riêng để ngưng đọng thành nước, sau đó được đổ xuống một thùng chứa bằng nhựa. Tuy nhiên với loại máy sấy tụ hơi này, sau khi kết thúc quá trình sấy hoặc theo định kỳ, bạn sẽ phải vệ sinh và đổ nước trong thùng chứa nước ngưng tụ này.
Máy sấy thông gió là loại máy sấy sử dụng thanh điện trở nhiệt để làm nóng không khí, hoạt động với quy trình hơi nước và không khí ẩm nóng thoát ra ngoài một cách trực tiếp thông qua lỗ thông hơi. Vì vậy nên những chiếc máy sấy thông hơi luôn được gắn thêm một ống thông gió để thoát hơi tốt hơn và chúng thường được đặt máy gần cửa sổ để hơi nước được thoát ra một cách dễ dàng và an toàn nhất.
Máy sấy thông hơi
Nhìn chung, máy sấy thông gió có giá cả phải chăng hơn máy sấy tụ hơi nhưng lại cần lắp đặt đường ống để trao đổi không khí, điều này lại không cần thiết với máy sấy tụ hơi. Hơn nữa, máy sấy tụ hơi tiết kiệm năng lượng hơn so với máy sấy thông gió, đồng thời đem lại kết quả tốt hơn trong lâu dài.
Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm mua thiết bị giặt sấy thích hợp cho gia đình của mình.